SELECT MENU

Chia sẻ Tips

Top 5 cách rèn luyện kỹ năng tư duy logic hiệu quả nhất cho tân sinh viên!

Kỹ năng tư duy logic là yếu tố không thể thiếu đối với sinh viên. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp giải quyết vấn đề cũng như sắp xếp mục tiêu của bản thân. Vì vậy, để kế hoạch học tập 4 năm đại học được diễn ra thuận lợi thì tân sinh viên cần chủ động trang bị cho chính mình kỹ năng tư duy logic. Điều này không những giúp các bạn tân sinh viên hành động có kế hoạch hơn mà còn có tác dụng giúp hạn chế những tổn thương về mặt cảm xúc, tình cảm. 

Hãy cùng SkillHub khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu TOP 5 cách rèn luyện kỹ năng tư duy logic hiệu quả “đỉnh chóp” cho tân sinh viên nhé! 

Xem thêm: Người thành công luôn có lối đi riêng – Bí kíp nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo để thành công luôn tới 

Kỹ năng tư duy logic là gì? 

top-5-cach-ren-luyen-ky-nang-tu-duy-logic-hieu-qua-nhat-cho-tan-sinh-vien

Kỹ năng tư duy logic có thể hiểu là khả năng suy nghĩ 1 cách có kỷ luật hoặc dựa theo các sự kiện, bằng chứng cụ thể, rõ ràng. Hiểu 1 cách đơn giản, kỹ năng tư duy logic là sự kết hợp tính hợp lý vào trong quá trình suy nghĩ, tính toán khi phân tích 1 vấn đề nhằm đưa ra giải pháp.  

Kỹ năng tư duy logic đòi hỏi con người phải sử dụng linh hoạt các kỹ năng lập luận để có thể nghiên cứu vấn đề 1 cách khách quan, cân nhắc các số liệu, dữ kiện và đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên ưu – nhược điểm.  

Kỹ năng tư duy logic thường không bao gồm những yếu tố cảm xúc và tình cảm. 

Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc là gì? Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc

Kỹ năng tư duy logic hình thành như thế nào? 

Có rất nhiều người thường lầm tưởng rằng quá trình hình thành tư duy logic là bản năng của con người, là tự nhiên mà có. Song thực tế là mặc dù mỗi người ngay từ khi sinh ra đã sở hữu khả năng tư duy nhất định nhưng chưa thể mang sự logic. Để sở hữu kỹ năng tư duy logic, bạn buộc phải trải qua thời gian và quá trình rèn luyện.  

Quá trình hình thành kỹ năng tư duy logic gồm 3 bước hết sức thú vị. Nếu chưa hiểu rõ về quá trình này, bạn hãy tham khảo ngay 3 bước dưới đây:  

Bước 1: Tiếp nhận & nắm bắt thông tin cơ bản và cốt lõi nhất của vấn đề được truyền tới. 

Bước 2: Đưa vấn đề cần giải quyết vào trong quá trình tư duy. Từ đó bắt đầu đánh giá, suy luận về các khía cạnh, các mặt liên quan và phát triển ý tưởng, hướng xử lý. 

Bước 3: Sắp xếp những ý tưởng đó 1 cách hợp lý, khoa học nhất và đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề. 

Xem thêm: 5 mô hình giúp bạn giải quyết vấn đề một cách logic  

Top 5 cách rèn luyện kỹ năng tư duy logic hiệu quả

1. Chú ý đến các chi tiết

Nhiều khi chúng ta mắc phải sai lầm trong lập luận do không chú ý kỹ và đầy đủ đến tình huống. Bởi những chi tiết mâu thuẫn nhau dù chỉ là nhỏ bé nhất cũng thể hiện sự sai sót, thiếu logic trong vấn đề. 

Do đó, để nâng cao khả năng và kỹ năng tư duy logic, các bạn cần luôn chú ý tập trung vào những chi tiết, ngay cả khi ở trong những bối cảnh, tình huống dễ dàng, quen thuộc nhất để không đưa ra nhận định hoặc phán đoán bất cẩn.

2. Xây kiến thức mới trên nền tảng kiến thức cũ

top-5-cach-ren-luyen-ky-nang-tu-duy-logic-hieu-qua-nhat-cho-tan-sinh-vien

Nhiều người thường mắc sai lầm khi bỏ qua một bên những kiến thức cũ đã học, chỉ khi thi cử mới “đụng tới” áp dụng. Đây là kiểu sai lầm phổ biến khiến bạn dễ bị “đứt gãy” liên kết kiến thức, không có sự hệ thống khi tiếp nhận thêm kiến thức mới.  

Trong khi đó, kiến thức mới thường là sự nâng cao hoặc bổ sung từ nền tảng kiến thức cũ. Do đó, nếu như mỗi khi tiếp nhận thông tin/ kiến thức mới, bạn chịu khó tư duy xem những kiến thức mới này có liên hệ như thế nào với kiến thức cũ mình từng học thì hệ thống kiến thức của bạn sẽ liền mạch, khoa học hơn. Từ đó, kỹ năng tư duy logic của bạn sẽ được phát triển hơn. Việc tiếp nhận kiến thức mới sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả.  

3. Thường xuyên đặt câu hỏi phản biện

Hãy rèn luyện việc đặt câu hỏi phản biện của bạn thường xuyên và cố gắng áp dụng chúng ở khắp mọi nơi.  

Bất kỳ thông tin, dữ liệu nào bạn thu thập được, hãy xác minh lại tất cả. Hãy kiểm tra nguồn thông tin bạn nhận được cũng như xem xét mọi dữ liệu mà bạn cảm thấy kì lạ hoặc nghi ngờ dù chỉ là 1 chút. Bởi trước khi đánh giá bất kỳ thông tin nào, bạn cần phải kiểm tra tính xác thực của chúng. Nếu tính xác thực không được đảm bảo, mọi thông tin đều là giả và vô giá trị.  

Xem thêm: Tư duy phản biện là gì? Tầm quan trọng của tư duy này trong giao tiếp

4. Giữ góc nhìn cởi khi khi nhìn nhận mọi thứ

Nếu trước khi đánh giá bạn đã có định kiến với vấn đề/ tình huống nào đó thì khi ấy ý kiến bạn đưa ra sẽ bị phiến diện, thiếu tính khách quan, dẫn đến tính hiệu quả sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. 

Hãy đủ linh hoạt và cởi mở để đón nhận vấn đề từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau – ngay cả khi chúng có trái ngược, khác lạ với niềm tin lâu nay của bạn.  

5. Thường xuyên sắp xếp suy nghĩ

Bạn hãy cố gắng sắp xếp những suy nghĩ của mình bằng cách viết chúng ra hoặc vẽ bản đồ tư duy. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc làm rõ ý tưởng và sắp xếp chúng một cách có trật tự.  

Để làm được điều này, hãy kiểm tra mọi thông tin mà bạn có, tìm ra mối liên hệ giữa những thông tin được thu thập và xác định xem đâu là thông tin có giá trị nhất. Sau đó, bạn cần cân nhắc các lựa chọn để đưa ra giải pháp hoặc quyết định mang tới cho bạn lợi ích tối đa. 

Xem thêm: Nâng cao kỹ năng lập kế hoạch cho tân sinh viên với quy tắc 1-3-5 

Kết 

Tóm lại, kỹ năng tư duy logic là không khó để đạt được nếu bạn thường xuyên chịu khó rèn luyện và áp dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày. Hy vọng qua bài viết trên của SkillHub, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích và biết cách phát triển kỹ năng tư duy logic của mình. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Khóa học “Kỹ năng Giải quyết vấn đề một cách logic” của Ngân hàng khóa học SkillHub để khám phá thêm nhiều tips giúp nâng cao kỹ năng lập kế hoạch của mình nha.  

top-5-cach-ren-luyen-ky-nang-tu-duy-logic-hieu-qua-nhat-cho-tan-sinh-vien

Bài viết liên quan

Nhận ngay khuyến mại 20% từ SkillHub