SELECT MENU

Chia sẻ Tips

5 mô hình giúp bạn giải quyết vấn đề một cách logic

Khi giải quyết vấn đề, không ít người đã vội vã tìm ngay giải pháp, hoặc đưa ra những kết luận cảm tính về bản chất vấn đề, mà không hề có sự tìm hiểu kĩ lưỡng. Đây là sai lầm ai cũng có thể mắc phải, ngay cả tôi và bạn. Ta cần phải lưu tâm rằng, để có thể xử lý vấn đề hiệu quả, điều bạn cần là một quy trình rõ ràng và cụ thể. Sau đây, hay để SkillHub giới thiệu tới bạn 5 bước để có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Xem thêm: Làm thế nào để phát triển bộ kỹ năng công sở giúp bạn thăng tiến nhanh trong công việc?

Quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả

Bước 1: Xác định vấn đề

Bước 2: Xác định nguyên nhân

Bước 3: Xây dựng giải pháp và lựa chọn giải pháp

Bước 4: Thực hiện giải pháp

Bước 5: Đánh giá kết quả

5-mo-hinh-giup-ban-giai-quyet-van-de-mot-cach-logic5 phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả

1. Phương pháp phân tích gốc rễ vấn đề

Đúng như tên gọi của nó, phương pháp này đặc trưng trong việc giúp bạn khám phá ra nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của vấn đề. Bạn có thể áp dụng phương pháp này cho gần như mọi tình huống, vấn đề.

Phương pháp phân tích gốc rễ bao gồm các giai đoạn:
1. Định nghĩa vấn đề
2. Phân tích nguyên nhân gốc rễ

  • Trong giai đoạn này, xác định càng nhiều nguyên nhân càng tốt. Để dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng các công cụ giúp xác định các yếu tố nguyên nhân như 5Whys, FMEA, kỹ thuật đào sâu, ….
  • Tại sao nguyên nhân tồn tại? Lý do thực sự gây nên vấn đề là gì? Đó là những câu hỏi cần thiết phải có đáp án, để cho thấy được tính hiệu quả cao nhất của phương pháp này. Hãy động não để hình dung vấn đề bởi nó giúp bạn có thể đưa ra những lý giải phù hợp và bóc trần được những nguyên nhân. Ngoài ra, hãy tích cực sử dụng các công cụ hỗ trợ để xác định các yếu tố nhân quả, xem xét gốc rễ từng yếu tố.

3. Đề xuất và triển khai giải pháp

  • Quá trình phân tích nguyên nhân và kết quả sẽ là bước đệm để bạn xác định những thay đổi cần thiết. Một số câu hỏi bạn có thể trả lời như:
    + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn vấn đề xảy ra lần nữa?
    + Thực hiện giải pháp thế nào?
    + Ai là người chịu trách nhiệm?
    + Rủi ro của việc thực hiện giải pháp là gì?
  • Lên kế hoạch dự đoán trước các tác động của giải pháp cũng là một điều hữu ích. Bằng cách này, bạn có thể nhận biết được thất bại tiềm tàng trước khi chúng xảy ra. Chọn ra được giải pháp tối ưu, bạn sẽ ngăn chặn được những ảnh hưởng tiêu cực.

2. Kỹ thuật phân tích CATWOE

Là một kỹ thuật phân tích các yếu tố liên quan đến vấn đề và mang thiên hướng đề xuất các giải pháp. Đối tượng sử dụng phù hợp kỹ thuật này nhất là các công ty, doanh nghiệp, tổ chức. CATWOE cho phép xác định các khu vực có sự cố, mục tiêu của các công ty, và những giải pháp nào có thể ảnh hưởng đến các bên liên quan. Phép phân tích này cũng sử dụng các giải pháp tư duy từ nhiều góc độ.

CATWOE là một cụm từ viết tắt của:

  • Customer (Khách hàng): Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp, và mức độ họ chịu ảnh hưởng
  • Actor (Diễn viên): Người đã và sẽ tham gia vào vấn đề
  • Transformation process (Quá trình chuyển đổi): Những quá trình bị ảnh hưởng bới vấn đề
  • World view (Góc nhìn tổng thể): Cái nhìn tổng thể về vấn đề
  • Owner (Chủ sở hữu): Người làm chủ được tình huống và vai trò của họ trong việc ra quyết định
  • Environmental Constraints (Rào cản môi trường): Những hạn chế, khó khăn từ môi trường

3. Phương pháp Tư duy thiết kế (Design Thinking)

Design Thinking là một trong những phương pháp tư duy hiệu quả, kết hợp trí tuệ của từng cá nhân tạo nên trí tuệ tập thể. Phương pháp này được nhiều doanh nghiệp toàn cầu, như Pepsi, Nike, Apple và Google áp dụng để phát triển năng lực lãnh đạo cho nhân sự.

Tư duy thiết kế (hay Design Thinking) là một quá trình tập trung vào giải pháp, trong đó thị hiếu của khách hàng là một điều tối quan trọng để tạo nên những sự cải tiến.

Phương pháp tư duy thiết kế là một tiếp cận mới mẻ kết hợp giữa tư duy logic và tư duy sáng tạo. Hãy cùng xem lại các bước thực hiện phương pháp này:
1. Thấu cảm với vấn đề
2. Định nghĩa vấn đề
3. Đưa ý tưởng giải quyết
4. Tạo mẫu thử, hay thực hiện một bản demo của giải pháp
5. Đánh giá kết quả

Kết

“No pain, no gain”, tức là “Không đau đớn, không thành công”. Đó là câu thành ngữ phương Tây muốn nói với chúng ta rằng, bất kể thành công nào nếu muốn đạt được đều phải trải qua những ngày thử lửa đầy khó khăn. Khả năng giải quyết vấn đề một cách logic cũng vậy: bạn không có sẵn ngay từ khi sinh ra, mà phải luyện tập, trau dồi hàng ngày để biến chúng thành kỹ năng bản thân. Tôi hi vọng rằng khóa học vừa rồi sẽ giúp bạn trang bị, tích lũy thêm được những tri thức mới mẻ và phần nào cải thiện hơn được kỹ năng giải quyết vấn đề của mình.

Xem thêm Khóa học kỹ năng giải quyết vấn đề một cách logic

Bài viết liên quan

Nhận ngay khuyến mại 20% từ SkillHub