SELECT MENU

Bạn cần biết

Trang bị bộ kỹ năng làm việc với người trái tính cho bạn thoát khỏi cảnh “sai người, đúng thời điểm”

Nơi công sở chính là một xã hội thu nhỏ với vô vàn kiểu người với những tính cách khác nhau từ cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp hay đối tác. Những người này sẽ có những tác động và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn. Chắc chắn rằng, trong quá trình đi làm, không khó để bạn gặp những người đồng nghiệp hoàn toàn trái ngược với mình. Vậy làm sao để giữ vững tâm thái khi đối mặt với vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu những kỹ năng làm việc với người trái tính dưới đây nhé.

Xem thêm: 9 kỹ năng giao tiếp công sở cần thiết cho bất kỳ nơi làm việc nào

Người trái tính là kiểu người như thế nào?

1. Người ngạo mạn bảo thủ

Đây là kiểu đồng nghiệp luôn cho rằng mình đúng và không muốn nghe những đóng góp ý kiến từ bất kỳ ai. Kể cả khi bản thân họ làm sai, họ cũng cố gắng để bào chữa cho những lỗi sai đó và thậm chí là không chấp nhận điều này. Họ cũng thường có cái tôi rất cao, luôn cho mình là trung tâm, là người giỏi nhất. 

2. Người thích phản đối, không chịu hợp tác

Kiểu người này luôn từ chối những yêu cầu giúp đỡ từ đồng nghiệp của mình, ngay cả khi đó là công việc liên quan đến trách nhiệm của họ. Họ luôn thích tranh luận đến cùng với mọi người, luôn cố gắng để tìm ra những khuyết điểm của người khác. Đồng nghiệp sẽ rất khó khăn khi làm việc với kiểu người này bởi họ có xu hướng lờ đi hoặc tránh né nhiệm vụ, có thái độ không hợp tác trong công việc.

3. Người ủy mị, hay than vãn

Để bắt gặp kiểu người này ở nơi công sở không hề khó, họ sẽ kêu ca về tất cả các vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống cũng như trong công việc khi mọi thứ không diễn ra như mong muốn. Kiểu người uỷ mị, hay than vãn sẽ toả ra những năng lượng tiêu cực, chán nản gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp.

4. Người lén lút, hãm hại người khác

Người hai mặt luôn là kiểu người nguy hiểm, cần phải đề phòng dù ở nơi làm việc hay bất kì nơi nào khác. Trước mặt họ tỏ ra sẵn sàng giúp đỡ, nói những lời có cánh với những người mà họ có thể lợi dụng được. Trái lại, khi không còn gì có thể lợi dụng được nữa, kiểu người này chắc chắn sẽ đâm sau lưng đồng nghiệp.

Họ sẽ không từ bất kì thủ đoạn nào để bôi nhọ người khác như nói xấu, gây hiểu lầm giữa các đồng nghiệp với nhau,…

Bỏ túi bộ kỹ năng làm việc với người trái tính

Nếu không tìm được cách hoà giải những xung đột hay sự khác nhau trong tính cách, làm việc với người trái tính sẽ khiến bạn gặp rất nhiều khó khăn trên con đường dẫn đến thành công.

1. Đối với sếp

1.1. Luôn luôn tỏ thái độ tôn trọng.

Nguyên tắc được đề cao hàng đầu để giữ gìn mối quan hệ với sếp chính là sự tôn trọng. Dù đôi khi họ có mắc sai lầm, nhưng một khi là sếp, chắc chắn họ phải là những người có vốn hiểu biết lớn, có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm. Tỏ ra thiếu tôn trọng với sếp, không chỉ không thay đổi được họ mà bạn sẽ là người gánh chịu những hậu quả rõ ràng nhất, đem lại những bất lợi không đáng có cho bản thân. Chính vì thế, tôn trọng chính là điều kiện tiên quyết trong kỹ năng là việc với người trái tính là sếp của mình.

1.2. Ghi chép lại mọi trao đổi với sếp

Để đề phòng trường hợp bị sếp trách cứ vô lý, hãy ghi chép lại mọi trao đổi. Kỹ năng làm việc với người trái tính này vừa giúp bạn thực hiện chính xác những yêu cầu của sếp, vừa tránh khỏi việc hiểu nhầm ý của lãnh đạo. 

Không chỉ vậy, đây cũng chính là bằng chứng giúp bạn thoát khỏi những lần trách oan từ sếp. Bởi trí nhớ của con người luôn có hạn, việc nhớ chính xác 100% những gì mình đã nói là một điều rất khó, đặc biệt là với sếp – một người luôn có quá nhiều việc để giải quyết mỗi ngày.

1.3. Lựa chọn hoàn cảnh thích hợp để đưa ra ý kiến của bản thân

Việc lựa chọn thời điểm thích hợp khi có điều cần góp ý và đề xuất với sếp là yếu tố vô cùng quan trọng trong kỹ năng làm việc với người trái tính. Hãy quan sát các yếu tố như tâm trạng, mức độ bận rộn của sếp từ đó đưa ra thời điểm phù hợp. Nếu đưa ra ý kiến những lúc sếp đang bực bội hoặc có quá nhiều công việc cần giải quyết, chắc chắn họ sẽ không có đủ bình tĩnh và tập trung để lắng nghe đầy đủ ý kiến của bạn.

2. Đối với đồng nghiệp

2.1. Cố gắng giữ bình tĩnh

Hãy luôn giữ thái độ bình tĩnh, đánh giá tình huống cụ thể và cư xử phù hợp khi bị đối xử một cách khó chịu và thiếu công bằng. Đây là kỹ năng làm việc với người trái tính giúp bạn xử lý hiệu quả hành vi xúc phạm của đồng nghiệp, từ đó duy trì được bầu không khí hoà bình ở nơi làm việc cũng như tránh để điều này tiếp tục tái diễn trong tương lai.

2.2. Phân chia nhiệm vụ rõ ràng

Để đối phó với những người đồng nghiệp “trái tính”, tốt nhất là hãy phân chia nhiệm vụ rõ ràng với deadline hoàn thành cụ thể. Đồng thời hãy thông báo công khai việc phân chia này cho mọi người và kể cả sếp của mình để tránh tối đa nhất những vấn đề phát sinh như đổ lỗi trách nhiệm, tranh giành công lao,…

2.3. Tập trung vào việc chính

Tập trung vào việc chính là kỹ năng làm việc với người trái tính tốt nhất để tiết kiệm thời gian và né tránh phiền phức. Đồng nghiệp khi thấy bạn có sự chỉn chu, hiệu quả trong công việc cũng sẽ có nhiều thiện cảm hơn.

Xem thêm: 7 mẹo giúp người hướng nội tự tin trong giao tiếp công sở

3. Đối với đối tác, khách hàng

3.1. Lắng nghe để thấu hiểu khách hàng

Việc lắng nghe bằng cái tâm sẽ giúp bạn hiểu được mong muốn và suy nghĩ của khách hàng. Lời nói và khiếu nại của khách hàng đôi khi sẽ có nghe hoặc có phần quá đáng, nhưng hãy kiên nhẫn lắng nghe bởi đó chính là chìa khoá giúp bạn đưa ra các phương án xử lý hiệu quả.

3.2. Làm sáng tỏ mọi vấn đề còn khúc mắc

Cuối cùng, hãy giúp khách hàng hiểu ra được những vấn đề mà họ đang khúc mắc. Hãy giải thích với họ những gì bạn đang làm và đảm bảo rằng cách giải quyết ấy sẽ khiến họ hài lòng. 

Xem thêm: Thành thạo kỹ năng giao tiếp nơi công sở – Tưởng dễ mà khó

Kết

Có thể nói rằng, thay vì loay hoay trong sự tức giận và bất mãn với những người đồng nghiệp trái tính, hãy tìm cách “sống chung” với họ. Hy vọng rằng, với bộ kỹ năng làm việc với người trái tínhSkillHub đã đưa ra, bạn sẽ rèn luyện được cho mình cách đối mặt với vấn đề này. Chúc bạn thành công trong cuộc sống.

ky-nang-trinh-bay-van-de-ro-rang

Bài viết liên quan

Nhận ngay khuyến mại 20% từ SkillHub