SELECT MENU

Bạn cần biết

5 mẹo quản lý tài chính cá nhân giúp tân sinh viên không lo cảnh “mỳ gói” cuối tháng

Tân sinh viên nhập học chắc chắn sẽ có nhiều khoản chi phí cần cân đo đong đếm. Đặc biệt, với những lính mới “chân ướt, chân ráo” lên Đại học, vấn đề tiêu pha chưa bao giờ là dễ dàng khi chịu sự quản lý và sắp xếp của bố mẹ trước đó. Nhiều cạm bẫy tài chính sẽ làm bạn phải quanh quẩn trong nỗi luẩn quẩn “cháy túi” hay “nhẵn ví”. Đâu là phương pháp để tân sinh viên giải quyết nỗi lo và thoát khỏi cảnh ngộ cuối tháng không mong muốn. Dưới đây là 5 mẹo quản lý tài chính cá nhân đúng cách cho Newbie mới nhập trường!

Xem thêm: 3 lý do tại sao giao tiếp ứng xử là kỹ năng quan trọng nhất đối với tân sinh viên

Thiết lập tài khoản ngân hàng phù hợp

Tài khoản ngân hàng cũng là một phương thức đầu tư. Thật vậy, tài khoản ngân hàng là nơi lưu trữ và quản lý dòng tiền của bạn mỗi ngày. Đầu vào và đầu ra của doanh tiền của mỗi cá nhân hiện nay đều thông qua các tài khoản ngân hàng. Lựa chọn một ngân hàng uy tín, phù hợp và có chính sách tốt sẽ giúp bạn không để lãng phí “một đồng” nào của bản thân. Ngược lại, cố gắng quản lý tài chính với một ngân hàng không phù hợp chẳng khác nào bạn đang chăm sóc một chiếc xe mà không có phụ tùng thích ứng.

Hiện nay, tại các ngân hàng không chỉ có chức năng lưu trữ và quản lý dòng tiền, bạn có thể tích lũy tiết kiệm. Tỉ suất % lợi nhuận ở mỗi ngân hàng cũng khác nhau, do đó, nhận định về một kế hoạch tiết kiệm dài hạn và xem xét đâu là lựa chọn đúng đắn nhất cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một lượng tiền đáng kể.

Xem thêm: Top 5 cách rèn luyện kỹ năng tư duy logic hiệu quả nhất cho tân sinh viên!

Kiểm tra tình hình tài chính hiện tại

Mặc dù nghe hơi nghiêm trọng, nhưng bạn không thể cải thiện tài chính của mình trừ khi bạn xem xét tình hình hiện tại của bản thân. Vì vậy, bạn cần phải trung thực một cách tàn nhẫn với bản thân về bất kỳ khoản nợ chưa thanh toán nào hoặc các khoản chi phí cao đang làm tổn hại đến ngân sách của bạn.

Lưu lại những lựa chọn tài chính tốt và viết mọi thứ ra giấy là cách để bạn nhìn thấy bức tranh tài chính của mình và định hướng chính xác phương thức quản lý đúng cho bản thân.

Lập kế hoạch cho dòng tiền

Không có kế hoạch, bạn rất dễ cảm thấy mình thiếu tiền vì nó có thể khiến bạn dễ dàng chi tiêu quá mức. Có một logic gọi là “đối xử tốt với bản thân” sẽ khiến bạn chi nhiều tiền cho chính mình và dẫn đến tình trạng “vỡ nợ cá nhân”. Nếu bạn nói đồng ý với quá nhiều chi phí không cần thiết, thì bạn có thể sẽ thất vọng với khoản tiết kiệm của mình. Để chống lại điều này, hãy dành thời gian để lập ngân sách quản lý tài chính cá nhân.

Lập kế hoạch cho những thứ bạn muốn sử dụng tiền của mình. Ngoài các khoản chi tiêu hàng ngày, hãy nghĩ đến mục tiêu tiết kiệm cho tương lai. Bạn cũng nên tìm một phương pháp lập ngân sách phù hợp với mình vì nó sẽ giúp bạn quản lý tiền bạc dễ dàng hơn.

Xem thêm: Lắng nghe cũng là một nghệ thuật – Cách cải thiện kỹ năng lắng nghe cho tân sinh viên

Đặt các mục tiêu tài chính phù hợp

Nhiều tiền để làm gì? Nếu không có mục tiêu quản lý tài chính cá nhân cho bản thân thì dù bạn có kiếm được rất nhiều tiền cũng gần như chẳng có ý nghĩa.Tạo ra các mục tiêu tài chính sẽ giúp bạn tập trung và có động lực hướng tới những mục tiêu, mong muốn đó.

Không có câu trả lời nào sai, nhưng bạn sẽ cần dành một phút để suy nghĩ về các kế hoạch của mình và tiền sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chúng. Khi bạn đã biết tiền sẽ đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của mình, hãy lập mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho  dòng tiền của bạn.

Xây dựng quỹ khẩn cấp

Lập kế hoạch cho những khoản chi tiêu bất ngờ là điều nên làm đối với bất kỳ ai. Một quỹ khẩn cấp rất quan trọng. Bởi đôi khi, cuộc sống sẽ ném cho bạn các khoản chi phí bất ngờ mà bạn không thể lường trước được.

Bạn không bao giờ biết khi nào trường hợp khẩn cấp sẽ xuất hiện trong cuộc đời mình, nhưng bạn có thể chuẩn bị cho nó. Hãy ưu tiên đưa tiền vào quỹ khẩn cấp của bạn với mỗi lần trả lương. Lập một tài khoản tiết kiệm riêng quản lý tài chính cá nhân để cất giữ quỹ khẩn cấp của bạn để khi một trường hợp khẩn cấp xảy ra, bạn sẽ không phải lo lắng về khía cạnh tài chính của mình. 

Dành cho các bạn Gen Z có mong muốn phát triển bản thân, cải thiện kỹ năng mềm là một trong những điều quan trọng để giúp bạn đi nhanh và đi xa trên chặng đường bứt phá và bước ra khỏi “comfort zone” của bản thân. Đừng quên tham gia Cộng đồng Vì sự nghiệp tương lai của sinh viên Việt Nam của SkillHub để cùng chia sẽ những câu chuyện thú vị, những mẹo hữu ích trong quá trình nâng cấp bản thân của mình bạn nhé!

5-meo-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-cho-tan-sinh-vien

Bài viết liên quan

Nhận ngay khuyến mại 20% từ SkillHub