SELECT MENU

Bạn cần biết

Lắng nghe cũng là một nghệ thuật – Cách cải thiện kỹ năng lắng nghe cho tân sinh viên

Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng tối quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và thu phục được lòng người. Đồng thời, đây cũng là kỹ năng quan trọng giúp sinh viên trong quá trình học hỏi, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu như nghe là phản xạ tự nhiên của con người thì lắng nghe lại là cả một nghệ thuật.  

Hôm nay, hãy cùng SkillHub tìm hiểu vì sao lắng nghe lại quan trọng và đâu là cách cải thiện kỹ năng lắng nghe đơn giản và hiệu quả nhất nhé!

Xem thêm: Mùa tuyển dụng CLB tới! Làm thể nào để có kỹ năng phỏng vấn câu lạc bộ “tuyệt đỉnh”?

Thế nào là “Nghe” và “Lắng nghe”?

Mỗi ngày, chúng ta thường tiếp nhận vô số âm thanh từ con người và từ các phương tiện truyền thông… Bằng đôi tai của mình, chúng ta nghe rất nhiều thông tin, kiến thức. Từ đó, chúng ta dần hiểu biết, có khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề.  

“Nghe là nhận được tiếng bằng tai, là sự cảm nhận được bằng tai ý người nói” (tác giả Nguyễn Lân).  

Nói cách khác, nghe là quá trình mà sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não, là một hình thức thông qua thính giác để tiếp nhận thông tin. Vì thế, hằng ngày chúng ta có thể sẽ nghe rất nhiều tiếng động, âm thanh xung quanh mình song đôi khi không lưu tâm, nhiều khi không nhất thiết phải nghe hiểu.  

lang-nghe-cung-la-mot-nghe-thuat-cach-cai-thien-ky-nang-lang-nghe-cho-tan-sinh-vien

Xem thêm: 7 nguyên tắc lắng nghe hiệu quả khi làm việc nhóm

Theo các nghiên cứu thì nghe được chia thành 5 cấp độ: Nghe phớt lờ – Nghe giả vờ – Nghe chọn lọc – Nghe chú tâm – Nghe thấu cảm. 

  • Nghe phớt lờ hay không nghe gì cả nghĩa là lúc này khách thể giao tiếp hoàn toàn bỏ ngoài tai những gì đối phương đang nói. Ví dụ dễ hiểu là khi một người lơ đãng trong lớp học, trong cuộc họp, không tập trung hay mải mê làm việc riêng. Có thể nói, đây là cấp độ tệ nhất của việc nghe. Nó thể hiện sự thiếu tôn trọng người đối diện, đồng thời thiếu tôn trọng bản thân. 
  • Nghe giả vờ là khi người nghe có suy nghĩ rằng những điều mình đang nghe là vô bổ, không cần thiết hoặc trái với suy nghĩ, quan điểm, mong muốn của mình dẫn tới không muốn nghe. Song có thể do sợ hoặc do phép lịch sự nên người nghe phải vờ như đang lắng nghe dù thực tế họ không nghe gì cả. 
  • Nghe chọn lọc là cách nghe có sự chọn lựa về thông tin tiếp nhận. Tức là người nghe chỉ nghe những gì họ thích, thấy có ích hoặc đúng với quan điểm của bản thân. Ngược lại, với những gì họ cảm thấy không thích hoặc không phù hợp thì họ sẽ tự cho phép bản thân mình bỏ nghe để suy nghĩ việc khác. 
  • Nghe chú tâm là 1 trong các cấp độ cao của việc nghe. Ở mức độ này, bản thân người nghe sẽ dồn sức lực và sự chú ý để nắm bắt những thông tin, nội dung từ người nói dễ hiểu và xử lý những thông tin đó. 
  • Nghe thấu cảm là mức độ cao nhất của việc nghe. Lúc này, người nghe không chỉ đơn giản là sử dụng thính giác để tiếp nhận thông tin mà còn vận dụng cả trái tim để lắng nghe những thông tin không nói thành lời. Họ đang cố đặt mình vào vị trí của đối phương để có thể cảm nhận được những tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của người nói. Họ đang nghe 1 cách chân thành và tích cực. Và chỉ khi ta biết nghe ở mức độ thấu cảm thì đó mới trở thành nghệ thuật, kỹ năng lắng nghe. 

Như vậy, việc nghe sẽ gồm nhiều cấp độ. Nghe là phản xạ tự nhiên của con người nhưng lắng nghe là nghệ thuật, là kỹ năng nên chỉ có nghe một cách chăm chú, nghe thấu cảm thì mới được coi là lắng nghe. 

Xem thêm: Kỹ năng cân bằng cuộc sống giúp tân sinh viên làm quen với môi trường sống mới 

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe gần như luôn được đánh giá là một kỹ năng quan trọng bậc nhất. Đây cũng được coi là top những kỹ năng khó nhất khi người ta thường truyền tai nhau rằng đời người chỉ “Mất hai năm để học nói nhưng phải mất cả đời để học lắng nghe” hay “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Kỹ năng lắng nghe có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giao tiếp. Đây là một trong những cách thức để thu phục lòng người, là phương thức để có thể rút ngắn con đường tới thành công. 

lang-nghe-cung-la-mot-nghe-thuat-cach-cai-thien-ky-nang-lang-nghe-cho-tan-sinh-vien

Đặc biệt với sinh viên, việc tới lớp đều đặn và chăm chú lắng nghe bài giảng thầy cô truyền đạt sẽ là phương thức giúp các bạn hiểu bài nhanh nhất và ghi nhớ được kiến thức sâu nhất. Chăm chú nghe bài giảng trên lớp sẽ giúp sinh viên khi về nhà không cần tốn nhiều thời gian để ôn lại nội dung bài học trên lớp. Thay vào đó, các bạn có thể tự do đọc thêm sách hoặc tìm hiểu thêm các tri thức khác, hoặc có thể sắp xếp thời gian đi làm thêm. Nhờ vào đó, khi rời khỏi ghế nhà trường, các bạn sinh viên sẽ dễ dàng vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, giúp nâng cao hiệu quả của công việc. Ngoài ra, chính ý thức và thái độ học tập của sinh viên thể hiện qua sự lắng nghe một cách chăm chú, nhiệt thành sẽ góp phần tiếp thêm ngọn lửa yêu nghề và cảm hứng truyền dạy kiến thức của thầy cô. 

Xem thêm: 5 lời khuyên giúp nâng cao kỹ năng quản lý thời gian cho tân sinh viên 

Rào cản khi lắng nghe của sinh viên

Đối với các bạn sinh viên, nguyên nhân chủ quan dẫn tới kỹ năng lắng nghe kém là do các bạn có nhiều thói quen xấu dễ ảnh hưởng tới khả năng lắng nghe. VD: không tập trung, chỉ thích nghe chọn lọc, nghe một cách máy móc, không có mục tiêu hoặc không có động lực trong việc học tập. 

Có thể nói rằng, mục tiêu lớn nhất của sinh viên khi tới trường là nhằm tiếp thu tri thức, đặc biệt là những kiến thức chuyên môn để làm hành trang cho bản thân. Nhờ vậy, sau khi ra trường các bạn sẽ có nhiều cơ hội chọn lựa công việc thích hợp, đúng với nguyện vọng, mong ước của bản thân.  

Vì thế, những sinh viên nào biết xác định mục tiêu, có động lực trong quá trình học tập thì các bạn sẽ tới lớp với một tinh thần vui vẻ, phấn chấn, mong muốn được học hỏi, khám phá và chinh phục từng nấc thang tri thức. Với nhóm sinh viên này, các bạn thường có ý thức cũng như thái độ học tập rất tốt. Các bạn say mê học tập và lắng nghe bài giảng 1 cách cực kỳ tích cực, chủ động tham gia phát biểu xây dựng bài.  

Tuy nhiên, tỷ lệ bộ phận sinh viên này lại thường không cao. Theo kết quả khảo sát thì tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 25%. Bên cạnh đó, có 15% các sinh viên chỉ lắng nghe 1 cách chọn lọc, tức là chỉ chăm chú nghe các môn học hoặc những phần nội dung mà bản thân cho là thú vị, hấp dẫn. Và chính bởi chỉ nghe 1 phần thông tin, 1 phần nội dung của bài giảng nên phần kiến thức tiếp nhận được sẽ không hệ thống, không đào sâu mà ngược lại chỉ mơ hồ, mang máng dẫn tới không thể đạt được kết quả cao như kỳ vọng.  

1 tỷ lệ cao hơn khá nhiều là tới 60% các bạn sinh viên không thích nghe giảng. Đây là những bạn sinh viên không coi trọng việc học, thiếu động lực trong học tập, chỉ xem việc đến lớp như là 1 nhiệm vụ bắt buộc phải làm cho có. Vì thế, không khó để có thể bắt gặp tình trạng đáng buồn là “cô nói thì cứ nói, trò ngủ thì cứ ngủ”, thậm chí là ngủ say sưa, ngon lành mà không nghe thấy trống tan trường. Hay không ngủ thì nhóm sinh viên này sẽ nói chuyện, cười đùa, làm việc riêng trong lớp. Phần lớn bộ phận sinh viên này không hề đặt ra mục tiêu cụ thể trong học tập hay trong cuộc sống. Họ học chỉ mong đủ điểm qua môn. Kể cả có phải học lại, thi lại thì vẫn không phải là 1 vấn đề đáng lo.  

Với thái độ, tinh thần học tập kém như trên thì chắc chắn không thể nào thay đổi, cải thiện được kỹ năng lắng nghe. 

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng lắng nghe của sinh viên. Do đó, các bạn cần không ngừng nỗ lực, cố gắng vượt qua những rào cản để có được quá trình lắng nghe hiệu quả và trọn vẹn nhất.

Cách cải thiện kỹ năng lắng nghe cho sinh viên

lang-nghe-cung-la-mot-nghe-thuat-cach-cai-thien-ky-nang-lang-nghe-cho-tan-sinh-vien

Ở phần trên, SkillHub đã chỉ ra 1 vài yếu tố chủ quan và khách quan gây ảnh hưởng đến việc lắng nghe. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình lắng nghe vẫn bị tác động bởi các yếu tố chủ quan. Do đó, trong trường hợp các yếu tố khách quan không được thuận lợi như ta mong muốn thì với tinh thần, thái độ lắng nghe cầu thị, chân thành, ta vẫn sẽ có thể cứu vãn và đạt được hiệu quả lắng nghe tốt.  

Sau đây là một số phương thức giúp cải thiện kỹ năng lắng nghe cho sinh viên: 

1. Nghe từ khóa

Giảng viên sẽ thường nhấn mạnh vào những từ khóa, thậm chí là viết lên bảng và gạch chân, khoanh tròn những khái niệm quan trọng mà sinh viên cần ghi nhớ. 

2. Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể

Hãy chú ý tới những cử chỉ, hành động phi ngôn ngữ của thầy cô như nhướn mày, ánh mắt, nụ cười… Đây là những hành động cho thấy giảng viên đang muốn nhấn mạnh vào những điểm mà sinh viên cần chú ý trong bài giảng. 

Xem thêm: Ngôn ngữ hình thể có là nét chấm phá trong bài thuyết trình ?

3. Chú ý phản ứng của chính bạn

Khi giảng viên của bạn nói về điều gì đó hay ho, thú vị, gây ngạc nhiên, hay tò mò thì hãy chú ý gật đầu nhẹ hoặc mỉm cười. Nếu thầy cô nói tới những điều khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nhàm chán thì cũng hãy cố gắng để đừng phản ứng xấu xí.  

Tại sao?  

Điều này sẽ giúp bạn chú ý nhiều hơn vào những điều mà thầy cô đang nói. Bạn vẫn đang tương tác, phản ứng với bài giảng tức là bạn vẫn đang nghe giảng. 

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho tân sinh viên vững vàng hòa nhập cuộc

4. Tránh đưa ra các dự đoán

Nếu ta nghĩ là biết trước những điều mà giảng viên sắp giảng tới, chúng ta sẽ vô tình ngừng nghe giảng và bắt đầu trở nên lơ đãng, không thể tập trung lắng nghe.  

5. Tập trung vào lời giảng chứ không phải là giảng viên

Đừng để bị phân tâm, mất tập trung bởi ngoại hình hay trang phục của thầy cô. Hãy chú ý hết sức có thể vào những gì mà họ đang truyền đạt, chỉ dạy bạn. 

6. Đừng để bị cuốn vào 1 chi tiết

Đừng cho phép tâm trí của bạn lượn lờ lang thang. Hãy gạt ngay những suy nghĩ vu vơ về âm nhạc, đồ ăn… ra khỏi đầu của bạn. 

Trong quá trình nghe giảng, bạn có thể sẽ phải nghe một số từ mà bạn cảm thấy khó hiểu. Lúc đó, hãy note chúng lại và tìm cơ hội giơ tay để nêu thắc mắc với giảng viên của mình. 

Và nếu bạn biết kết hợp nghe giảng với ghi chép, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra những gì đã diễn ra trong bài giảng trước hoặc có thể bạn sẽ nảy ra những ý tưởng mới mẻ hơn về các kiến thức sắp học. Vì thế, bạn nên ghi chép lại những điểm cần lưu ý sang lề vở. Những gợi ý đó chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn sau này. 

Nếu một sinh viên khác đặt câu hỏi và thầy cô hào hứng với câu hỏi đó, hãy nhanh chóng ghi lại các câu hỏi cũng như câu trả lời vào vở ghi của bạn. Đây có thể là vấn đề mà thầy cô sẽ hỏi lại trong bài kiểm tra đó! 

Ngoài ta, nếu được giảng viên cho phép, bạn nên ghi âm lại bài giảng. Nhờ vậy, bạn có thể thoải mái nghe hoặc xem lại các bài giảng đó sau này. 

Xem thêm: Khóa học Kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi

Kết 

Trên đây là những kiến thức SkillHub đã tổng hợp nhằm giúp các bạn sinh viên cải thiện kỹ năng lắng nghe. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn sinh viên có thể rút ra được những tips nâng cao hiệu quả giao tiếp và lắng nghe của mình. Chúc các bạn thành công! 

Bài viết liên quan

Nhận ngay khuyến mại 20% từ SkillHub