Bên cạnh các chỉ số như IQ, AQ, trí tuệ cảm xúc (EI/EQ) cũng đang dần trở thành một trong những yếu tố then chốt đem đến thành công và thăng tiến trong sự nghiệp. Chỉ số cảm xúc cao chắc chắn sẽ là một công cụ tuyệt vời để tạo dựng các mối quan hệ xã hội. Trong bài viết này, SkillHub sẽ giới thiệu mô hình “6 giây” phát triển cảm xúc. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc.
Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc là gì? Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là gì
EI (Emotional Intelligence) – trí tuệ cảm xúc – là khả năng tự nhận thức và thấu hiểu cảm xúc, không chỉ của chính mình mà còn của người khác.
Theo nghiên cứu, đặc điểm của trí tuệ cảm xúc (EI) có 4 cấp độ khác nhau từ thấp đến cao:
- Nhận thức cảm xúc: Đây là bước đầu để bản thân thấu hiểu cảm xúc bên trong của mình hoặc của người khác thông qua cử chỉ, điệu bộ hay nét mặt.
- Lý luận bằng cảm xúc: Tiếp theo đó là dùng chính cảm xúc thúc đẩy lý trí và nhận thức của bản thân.
- Thấu hiểu cảm xúc: Đây là cấp độ vô cùng quan trọng, bởi mỗi cảm xúc mà ta nhận thức được đều mang những ý nghĩa khác nhau. Có những cảm xúc dù cảm nhận được nhưng không thể chắc chắn rằng chúng đã được thể hiện đúng bản chất. Ví dụ, một người tỏ ra tức giận nhưng có thể họ chỉ làm vậy để che giấu nỗi buồn bên trong.
- Quản lý cảm xúc: Cuối cùng, đây chính là cấp độ cao nhất của trí tuệ cảm xúc. Việc có thể kiểm soát cảm xúc phù hợp trong mọi tình huống là một quá trình vô cùng khó khăn.
Mô hình “6 giây” phát triển trí tuệ cảm xúc
Nguồn: sixseconds
-
3 mục tiêu quan trọng
Mô hình “6 giây” để sử dụng cảm xúc bắt đầu với 3 mục tiêu quan trọng:
- Know Yourself: Ở mục tiêu này, câu hỏi được đưa ra là “Cái gì?”. Bạn biết được điểm mạnh, thách thức của mình, hiểu được mình đang làm gì, cần gì và muốn thay đổi điều gì. Bạn sẽ nhận thức rõ ràng hơn khi hiểu chính bản thân mình.
- Choose Yourself: Câu hỏi đặt ra là “Bằng cách nào?” Việc xác định được mục tiêu này sẽ chỉ cho bạn cách thức hành động, làm sao để tác động đến bản thân và người khác. Bạn sẽ làm được những điều mình muốn một cách có chủ đích.
- Give Yourself: “Vì sao?” là câu hỏi được đưa ra ở mục tiêu này. Bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về mục đích cho những hành động của mình và lý do vì sao cần có những thay đổi.
-
8 đặc điểm cụ thể
Có thể nói, mô hình “6 giây” là trợ thủ vô cùng đắc lực giúp phát triển trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc và cuộc sống cá nhân của bạn. Bên cạnh ba mục tiêu là tám đặc điểm cụ thể giúp bạn rèn luyện và phát triển EI:
- Nâng cao khả năng “đọc hiểu” cảm xúc: Xác định chính xác cả cảm xúc cơ bản lẫn cảm xúc hỗn hợp.
- Nhận biết các biểu hiện quen thuộc: Ghi nhận các phản ứng và hành vi thường xuyên lặp lại.
- Luôn áp dụng tư duy Hệ quả: Đánh giá chi phí cơ hội cho mọi lựa chọn của bạn
- Điều hướng cảm xúc: Hãy đánh giá, khai thác và chuyển đổi cảm xúc như một nguồn lực chiến lược.
- Thúc đẩy động lực nội tại: Hãy hành động mà không nghĩ đến những yếu tố bên ngoài. Hãy coi đó là cơ hội để khám phá, học hỏi và hiện thực hóa tiềm năng.
- Rèn luyện tinh thần lạc quan: Chủ động nhìn ra hy vọng và khả năng.
- Cải thiện khả năng đồng cảm: Nhận biết, kết nối và phản ứng thích hợp với cảm xúc.
- Xác định các mục tiêu to lớn: Mỗi quyết định, mỗi lựa chọn hàng ngày sẽ hình thành nên mục tiêu tổng quát nhất của chính bạn.
Lợi ích của trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc
Có thể nói, phát triển trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định và giải pháp hiệu quả cho những vấn đề bạn phải đối mặt hàng ngày. Mô hình “6 giây” với 3 mục tiêu và 8 đặc điểm chính là cách để phát triển EI của chính bạn.
Việc kiểm soát các cảm xúc bản thân một cách thông minh sẽ giúp nâng cao sự tiếp nhận của đối tác. Việc đánh giá được các cảm xúc của đối tác sẽ khiến bạn cải thiện được khả năng thấu hiểu và điều chỉnh được cảm xúc phù hợp. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng thuyết phục cao đồng thời thúc đẩy đối tác ra quyết định.
Ngoài ra, không chỉ mang lại thành công trong sự nghiệp, EQ còn giúp bạn tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn, hạnh phúc hơn, loại bỏ mọi sự sợ hãi và lo lắng.
Bên cạnh đó, ngoài EQ, bạn cũng nên cải thiện các chỉ số khác như IQ, AQ một cách đồng đều. Có như vậy, con người mới có thể phát triển một cách hài hòa, toàn diện.
Xem thêm: Không phải là IQ và EQ, AQ – chỉ số vượt khó là mới là “gió đông” giúp Gen Z thành công
Kết
SkillHub tin rằng, bất cứ ai biết cách phát triển trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc sẽ đều thành công trong cuộc sống.