SELECT MENU

Doanh nghiệp

Cơ hội và thách thức khi đào tạo nhân sự thế hệ Z

Thế hệ gen Z được coi là những công dân số đích thực khi sinh ra trong thời đại công nghệ bùng nổ. Chiếm ⅓ dân số lao động, gen Z đã trở thành nhân tố đáng được các doanh nghiệp quan tâm khi thế hệ này đứng trong hàng ngũ của doanh nghiệp. Đào tạo nhân sự thế hệ Z đòi hỏi một phương pháp hoàn toàn mới để đảm bảo lợi ích và giá trị của doanh nghiệp.

Hãy cùng OES tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi đào tạo thế hệ gen Z này để chuẩn bị những phương án phù hợp dành cho nhân sự trong công ty của bạn.

Cơ hội khi đào tạo nhân sự thế hệ Z là gì?

Đối với gen Z, họ có tính cách vô cùng độc lập, tự tin vào quan điểm cá nhân và tìm mọi cách để chứng minh bản thân mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không mất công trong việc tạo ra định hướng dập khuôn khi đào tạo nhân sự. Hãy lắng nghe ý kiến của gen Z và cung cấp cho họ những người mentor đưa ra định hướng cá nhân cho gen Z.

Gen Z có định hướng nghề nghiệp và mục tiêu vô cùng rõ ràng, từ đó doanh nghiệp có cơ hội thu hút sự nhiệt huyết trong công việc của gen Z bằng cách thống nhất mục tiêu cá nhân và mục tiêu của công ty.

Xu hướng lựa chọn môi trường làm việc mang tính sáng tạo và được vừa học vừa làm của gen Z. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp với đội ngũ nhân sự trẻ như các startup hay công ty có quy mô nhỏ cũng như các công ty quan tâm đến lựa lượng nhân viên trẻ tài năng.

Xem thêm: Chinh phục nhà tuyển dụng: Những bí mật không bao giờ được tiết lộ

Thách thức doanh nghiệp gặp phải khi đào tạo nhân sự thế hệ Z là gì?

co-hoi-va-thach-thuc-khi-dao-tao-nhan-su-the-he-Z-la-gi?Gen Z có tư duy vô cùng thoải mái trong việc đi làm, họ sẵn sàng từ bỏ công việc ở những công ty tập đoàn lớn để đầu quân cho các startup hay thậm chí làm freelancer. Điều quan trọng doanh nghiệp không nên đánh giá sự thiếu trách nhiệm hay khả năng gắn bó của gen Z với tổ chức mà hãy tìm cách giữ chân họ trong công ty.

Với Gen Z, Internet là chân lý. Trong khi sự hiện diện trên các nền tảng mạng xã hội của các doanh nghiệp là rất hạn chế. Khi lựa chọn công ty, Gen Z sẽ tự tìm kiếm và đặt niềm tin gần như tuyệt đối vào thông tin trên mạng và đánh giá của cộng đồng, cao hơn rất nhiều so với tư vấn từ bạn bè, anh chị đi trước hay người thân bên cạnh. Nếu không hiện hữu và xây dựng được ‘quyền lực online’ thì khả năng tác động tới thế hệ Z của doanh nghiệp sẽ rất giới hạn.

Thế hệ gen Z “vô cùng cá tính nhưng mong manh dễ vỡ” sẽ khiến cho không ít nhà tuyển dụng đau đầu khi chiêu mộ hay đào tạo họ trong công ty. Gen Z rất thích học hỏi và trải nghiệm những điều mới nhưng lại sợ phê bình, chỉ trích từ các sếp. Làm việc trách nhiệm nhưng lại không quen với việc chịu áp lực. Sáng tạo và bay bổng nhưng lại không đảm bảo KPI.

Với những mâu thuẫn trên đã đủ làm đau đầu các sếp của gen Z rồi phải không? Phải là một người có sự “mềm nắn rắn buông” mới có thể thấu hiểu hết những mặt đối lập của gen Z.

Xem thêm: Bậc thầy ứng xử khi đón nhận chỉ trích tại nơi làm việc chỉ với 5 cách

Kết

Với những cơ hội và thách thức kể trên, chắc hẳn doanh nghiệp bước đầu sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn khi tiếp cận với việc đào tạo nhân sự thế hệ Z. Tuy nhiên hãy nhìn vào mặt tích cực, với sự sáng tạo và cá tính độc đáo của gen Z chắc chắn sẽ đem lại những thành tựu vượt bậc cho công ty.

Bài viết liên quan

Nhận ngay khuyến mại 20% từ SkillHub