SELECT MENU

Bạn cần biết

Hướng dẫn kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho tân sinh viên vững vàng hòa nhập cuộc sống mới

“Một trái tim quá nhạy cảm là thứ tài sản bất hạnh nhất trên mặt đất không vững chắc này” (trích). Chân ướt chân ráo bước vào ngôi trường, một thế giới thu nhỏ mới, các tân sinh viên sẽ có nhiều nỗi băn khoăn, lo lắng và cả những nỗi mơ hồ về một công sống tự lập không mấy thân quen. Đôi khi điều bạn cần chỉ là “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. Hãy học cách làm chủ bản thân, học kỹ năng kiểm soát cảm xúc của chính mình. SkillHub tin rằng, đó là kỹ năng mà một tân sinh viên cần học trước khi hòa nhập với môi trường mới.

Xem thêm: Bạn đã biết thực trạng kỹ năng mềm hiện nay của sinh viên?

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng điều tiết tâm lý, giữ cho bản thân một tâm thế bình tĩnh trước những biến động và thay đổi từ xung quanh. Kiểm soát cảm xúc không phải là kìm hãm mạch cảm xúc,tâm trạng của bản thân và tránh bộc lộ nó dưới mọi hình thức. Hiểu đơn giản về kỹ năng kiểm soát cảm xúc là việc bản thân luôn tích cực, hạn chế những cảm xúc không tốt và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh.

Xem thêm: Thành bại tại kỹ năng! Đâu là kỹ năng ph

ỏng vấn xin việc hiệu quả?

Vì sao tân sinh viên phải biết làm chủ kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Ở lứa tuổi tân sinh viên, tất yếu việc quản lý cảm xúc của bản thân chính là những vấn đề quan trọng bậc nhất của mỗi bạn trẻ. Nếu không kiểm soát tốt thì những mối quan hệ của chúng ta với người đối diện sẽ bị ảnh hưởng xấu đi. Không quản lý tốt cảm xúc đôi khi cũng khiến cho chính chúng ta luôn bị gò bó trong chuỗi ngày thê thảm vì bị cảm xúc chi phối.

Tips làm chủ kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho tân sinh viên

1.Tự nhận thức bản thân

Bất cứ khi nào bạn muốn làm việc gì thì việc tìm hiểu đối tượng một cách kỹ càng cũng là một điều quan trọng hơn cả. Giống như việc bạn muốn phát triển kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân thì phải hiểu rõ bản thân mình là ai? Có điểm mạnh, điểm yếu gì? Bạn thuộc dạng người lý trí hay cảm tính? Tất cả đều cần được bạn trả lời. Vì khi nhận diện được bản thân, chúng ta sẽ biết ta cần gì, sẽ xử sự ra sao. Ví như bạn là một người nóng tính, bạn hiểu được điều đó, bạn sẽ biết tìm cách kiểm soát mình trước những ngưỡng giới hạn bạn sẽ bùng nổ. Tránh tình trạng bạn cư xử nhặng xị cả lên nhưng không biết tại sao bản thân lại hành động như vậy.

2. Nhìn sự việc như nó đang là

Mọi sự suy sụp đến từ sâu trong tâm trí một phần bởi do chúng ta bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực quá nhiều. Và bản chất của vấn đề có khi thật ra không nghiêm trọng đến như vậy. Ví như, khi còn là một đứa trẻ, ta bị bố mẹ phạt vì mắc một số lỗi nào đấy, phản ứng thông thường là sẽ khóc và có đôi khi là cực kỳ giận dỗi bố mẹ vì cho rằng bố mẹ không yêu thương mình, đòi bỏ nhà đi bụi. Nhưng thực chất, bố mẹ chỉ muốn mình ngoan hơn chứ không có nghĩa là họ không còn thương mình nữa. Và dĩ nhiên, chúng ta không thể ép một đứa trẻ có thể suy nghĩ hơn như thế được nhưng các bạn đang trên bước đường phát triển bản thân, chúng ta cần và nên nhìn mọi chuyện như nó đang là, để tránh ảnh hưởng đến những phán đoán và cách giải quyết của chúng ta. Học cách nhìn nhận sự việc một cách thực tiễn, tích cực là điều tiên quyết để giúp kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày.

3. Không giữ cảm xúc tiêu cực

Cùng SkillHub thử nghĩ về một tình huống, giả sử hôm nay bạn đi làm về vừa mới được thăng chức, tâm trạng đang rất vui vẻ nhưng một ai đó đến mắng chửi bạn và bạn bắt đầu tức giận. Bạn hoàn toàn quên đi cảm giác hứng khởi lúc ban đầu mà thay vào đó là những cảm xúc tiêu cực đang dần chiếm lấy bạn. Vậy việc gì chúng ta phải giữ những cảm xúc tiêu cực đến từ bên ngoài và khiến cho bản thân cảm thấy không vui? Mình tạm gọi mọi sự buồn bã, tức giận, chán nản là cái bẫy của cảm xúc. Chúng ta hãy nên cân nhắc thật kỹ, chúng ta có đang thật sự gặp rắc rối hay chỉ đơn thuần là bị ảnh hưởng từ người khác. Đừng tự đưa cảm xúc của bản thân vào cảm xúc của người khác, kỹ năng kiểm soát cảm xúc túc là bạn biết cách để giữ vững chính mình, làm chủ không gian tâm hồn của bản thân.

4. Không nói hoặc viết khi tức giận

Sai lầm thường thấy của chúng ta là khi bạn vô cùng tức giận thường tìm đến một nơi nào đó để trút xả tất thảy mọi bực bội hay còn gọi là “giận cá chém thớt”. Khi tức giận ta dễ dàng kêu than trên facebook cá nhân hay các tài khoản mạng xã hội khác. Những lời nói trong lúc tức giận đó sẽ bị phát tán đến mọi người, hình ảnh của bạn trở nên không mấy tích cực và điều tệ hơn là không ai muốn tiếp xúc hay bắt gặp hình ảnh tiêu cực trong cuộc sống của họ cả. Nếu bạn muốn giải tỏa hay giải thoát khỏi cảm xúc tiêu cực đó, thử tìm một nơi bình lặng, nhẹ nhàng để cảm xúc buông lãng, hít thở và tạm quên những muộn phiền. Tin SkillHub đi, dần rồi quen, bạn sẽ hiểu như thế nào là kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

5. Học cách giải toả cảm xúc

Tâm sự với một người bạn cực kỳ tin tưởng, nếu như bạn không có ai có thể chia sẻ, hãy tập quay vào bên trong mình. Quay vào bên trong mình ở đây là xem bản thân bạn đang muốn gì, làm điều gì khiến bạn có thể thoải mái hơn. Trong những bộ phim truyền hình vẫn hay có cảnh một người đi đến vách đá và hét to lên. Đấy cũng là một cách giải toả hữu hiệu, hãy thử nhé! 

6. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết

Một trong số những dấu hiệu cho thấy chúng ta chưa thật sự kiểm soát được cảm xúc của chính mình là khi gặp chuyện trục trặc, thay vì suy nghĩ xem làm sao để giải quyết mọi chuyện thì chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi với những câu hỏi, “tại sao mọi chuyện lại tệ như thế này?”, “nếu như tôi… thì đã… “ hay thậm chí là tìm cách đổ lỗi cho người khác vì đã gián tiếp gây ra lỗi lầm. Hãy nhớ rằng, khi vấn đề xảy đến, điều cần làm là gạt bỏ những suy nghĩ chán chường và bắt tay vào sửa chữa và giải quyết. Vì dù muốn hay không thì mọi chuyện đã xảy ra rồi, người bản lĩnh sẽ tìm cách thay đổi.

7. Suy nghĩ lạc quan

Cuối cùng, quan trọng hơn tất thảy là sống với một thái độ lạc quan. Bạn có thể cố gắng tỉ mỉ, cần mẫn đến mức khiến cho mọi việc đều suôn sẻ nhưng bạn không thể ngăn chặn được những biến cố trong cuộc sống sẽ xảy ra. Như Thanos trong Endgame từng nói “Điều gì đến sẽ phải đến”. Vậy điều chúng ta nên làm vẫn là duy trì cho mình một thái độ sống tích cực, để dù cho bất kỳ điều gì xảy đến trong cuộc sống của bạn thì bạn vẫn có đủ sức mạnh để đương đầu. Nhớ nhé, kỹ năng kiểm soát cảm xúc không phải là bạn gồng mình để mỉm cười với cuộc sống vốn sóng gió khôn lường, tin vào điều tốt đẹp, điều tốt đẹp sẽ tới thôi!

Xem thêm: Bí kíp giúp sinh viên kiểm soát stress 

Đừng quên tham gia Cộng đồng Vì sự nghiệp tương lai của sinh viên Việt Nam của SkillHub để cùng chia sẽ những câu chuyện thú vị, những mẹo hữu ích trong quá trình nâng cấp bản thân của mình bạn nhé!

huong-dan-ky-nang-kiem-soat-cam-xuc-cho-tan-sinh-vien-vung-vang-hoa-nhap-cuoc-song-moi

Bài viết liên quan

Nhận ngay khuyến mại 20% từ SkillHub